Du học nghề đầu bếp ở Na Uy và những điều cần biết

Du học nghề bếp tại Na Uy

Du học nghề đầu bếp ở Na Uy là lựa chọn tuyệt vời cho những bạn trẻ có mong muốn được trải nghiệm một nền giáo dục hàng đầu thế giới và khám phá cuộc sống, văn hóa mới mẻ của Bắc Âu. Nếu bạn cũng đang ấp ủ dự định này, hãy tìm hiểu thêm về các vấn đề xung quanh việc đến Na Uy học nghề đầu bếp nhé!

Du học nghề đầu bếp ở Na Uy có gì hấp dẫn?

– Na Uy có nền giáo dục chất lượng với các trường đại học và cao đẳng được xếp hạng cao trên thế giới. Môi trường giảng dạy ở đây cởi mở, giáo viên thân thiện và luôn khuyến khích sinh viên sáng tạo.

– Na Uy có nhiều chương trình và các khóa học bằng tiếng anh. Điều này tạo thuận lợi cho du học sinh đến từ nhiều nước trên thế giới.

– Na Uy có chính sách miễn học phí. Chính sách này áp dụng cho tất cả các cấp học tại đất nước Na Uy. Quan trọng là ưu đãi này cũng dành cho sinh viên quốc tế. Đây được xem là sự chào đón thân thiện của đất nước Na Uy với bạn.

– Na Uy có môi trường trong lành và nhiều cảnh sắc thiên nhiên đa dạng. Đến với Na Uy, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên cực đẹp, những kỳ quan tráng lệ mà không ở đâu có.

– Na Uy là quốc gia an toàn bậc nhất thế giới. Người dân ở đây rất thân thiện và cởi mở. Chưa kể, nền kinh tế Na Uy còn rất thịnh vượng với mức thu nhập bình quân đầu người cao thứ 4 trên thế giới và tỉ lệ thất nghiệp vô cùng thấp (chỉ 2%).

– Na Uy cũng có nhiều chính sách phúc lợi hấp dẫn. Minh chứng là người Na Uy có số giờ làm việc ít nhất và có nhiều kì nghỉ nhất, các chính sách trợ cấp cũng rất hào phóng.

Du học nghề bếp ở Na Uy có gì hấp dẫn

Du học nghề đầu bếp ở Na Uy cần chú ý gì?

Chứng minh tài chính

Nếu bạn trúng tuyển vào một trong những chương trình miễn học phí thì sẽ không phải đóng học phí nhưng phải tự trả các chi phí sinh hoạt cho mình. Các khoản phí này bao gồm phí học tập, tiền chỗ ở, tiền ăn uống, đi lại và giải trí.

Trung bình, du học sinh tự túc phải có sổ tiết kiệm tối thiểu là 100.000 – 130.000 NOK (tương đương 12.000 -15.000 USD) cho mỗi năm học tại Na Uy.

Chi phí làm visa

Để hoàn thành hồ sơ xin visa, du học sinh phải có sổ tiết kiệm khoảng 12.000 USD. Khi các giấy tờ cần thiết đã đủ, bạn cần lịch hẹn phỏng vấn với phòng tiếp nhận hồ sơ xin visa du học Na Uy.

Chi phí sinh hoạt

Chi phí sinh hoạt tại Na Uy khá cao vì vật giá ở đây cao. Theo các cựu du học sinh, trung bình bạn phải tốn khoảng 1.200 USD phí sinh hoạt hàng tháng tại Na Uy. Nếu có thể tự nấu ăn và biết tận dụng các chương trình ưu đãi dành riêng cho sinh viên thì phí sinh hoạt sẽ thấp hơn rất nhiều.

Phương tiện giao thông

Tại Na Uy, phương tiện giao thông công cộng khá đắt đỏ. Lời khuyên tốt nhất mà các cựu du học sinh dành cho bạn là nên mua hoặc mượn một chiếc xe đạp để di chuyển. Bởi vì, đường xá ở Na Uy vô cùng hiện đại và rộng rãi nên rất dễ chạy xe đạp lại tiết kiệm chi phí đi lại. Bạn nên biết, việc đi xe đạp được người dân ở đây yêu thích hơn rất nhiều so với ô tô riêng.

Tuy nhiên, nếu phải đi xe buýt hoặc tàu điện ngầm, bạn nên mua vé một giờ hoặc một ngày. Các loại vé này được dùng để di chuyển trên mọi tuyến xe buýt và tàu điện ngầm trong vòng một giờ đồng hồ.

Nhà ở

Nếu bạn du học Na Uy theo các diện đặc biệt như trao đổi thì sẽ được sắp xếp sẵn chỗ ở. Trong trường hợp bạn du học nghề đầu bếp ở Na Uy tự túc thì phải tự tìm chỗ ở cho mình. Bạn nên tìm nhà ở ngay sau khi nộp hồ sơ xin vào trưởng để tránh việc không có chỗ ở sát ngày nhập học.

Bạn nên tham khảo giá phòng ở gần các trường học. Giá phòng tại làng sinh viên ở Trondheim là Moholt khoảng 2.700 – 3.000 NOK (khoảng 310 – 345 USD). Giá này bao gồm cả tiền nước, tiền giặt ủi, tiền internet và tiền truyền hình cáp. Phòng cho thuê ở các thành phố lớn sẽ đắt hơn, vào khoảng 4.000 NOK/tháng (khoảng 460 USD) nhưng chưa bao gồm các khoản phí khác.

Làm thêm ở Na Uy

Nếu trở thành du học sinh tại Na Uy, bạn sẽ được cấp một giấy phép làm việc bán thời gian đến 20 giờ/tuần. Lương làm thêm ở Na Uy khoảng 22 USD/giờ, cao hơn rất nhiều so với ở các nước Canada, Úc hay Mỹ. Vì vậy, nếu có được một công việc làm thêm ổn định thì bạn có thể trang trải hết chi phí sinh hoạt của mình.

Quan trọng là kinh nghiệm tích lũy trong thời gian học tập và làm thêm ở Na Uy còn sẽ giúp bạn có thể tự tin tìm việc ở Na Uy, các nước Châu Âu hoặc nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Làm thêm ở Na Uy

Trên đây là lý do bạn nên du học nghề đầu bếp ở Na Uy và những lưu ý khi du học nghề đầu bếp ở Na Uy. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.

Xem thêm: Học nghề đầu bếp ở Úc cần biết gì?

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *