Nỗi khổ nghề đầu bếp mà không phải ai cũng biết

noi kho cua nghe lam bep

Nghề đầu bếp hấp dẫn vì môi trường làm việc rộng mở và thu nhập đáng mơ ước. Tuy nhiên, người làm nghề đầu bếp cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách, thậm chí cả những áp lực kèm theo mới hái được quả ngọt. Bài viết sẽ chỉ ra nỗi khổ nghề đầu bếp mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu được. Cùng xem đó là gì và nếu là bạn thì bạn có đủ nghị lực để vượt qua trên con đường theo đuổi nghề đầu bếp hay không?

Đứng hoàn toàn khi làm việc

Trong suốt thời gian làm việc, các đầu bếp phải đứng hoàn toàn. Bắt đầu từ khâu sơ chế nguyên liệu, đến công đoạn chế biến và trình bày món ăn rồi khi dọn dẹp vệ sinh, không có lúc nào là đầu bếp được ngồi. Đầu bếp phải đứng hoàn toàn trong lúc làm việc để luôn tập trung cao nhất, tránh xảy ra sai sót và kịp thời di chuyển khi đồng nghiệp cần hỗ trợ.

Hơn nữa, đầu bếp còn phải luôn sẵn sàng để giải quyết những tình huống phát sinh chứ không phải chỉ cần lên món là xong. Bởi vậy, người đầu bếp chỉ thật sự được nghỉ ngơi khi đã tan làm và về nhà.

đứng hoàn toàn khi làm việc

Thiếu thời gian để ngủ

Người đầu bếp thường phải kiểm soát được tình hình mọi việc trong khu vực bếp. Từ khâu nhập nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu rồi đến các dụng cụ nào cần dùng cho việc chế biến món ăn,…Để gánh vác được tất cả những công việc này, người đầu bếp phải chuẩn bị từ sáng sớm nhưng lại là một trong những người kết thúc công việc cuối cùng. Thế nên, thời gian làm việc trung bình của một đầu bếp thường là 13 – 14 tiếng/ngày. Chưa kể là nhiều quán ăn, nhà hàng phục vụ 24/24 thì đầu bếp còn phải chia ca làm đêm.

Với thời gian và cường độ làm việc như trên, những người mới bắt đầu chập chững bước vào nghề đầu bếp chắc chắn là không thể quen ngay nên sẽ rơi vào tình trạng uể oải, thiếu ngủ. Vậy nên để tập trung cho công việc, họ chẳng còn tâm trí vui chơi hay giải trí cá nhân. Đây là nỗi khổ mà chỉ người trong nghề mới hiểu được khi làm nghề đầu bếp.

Cảm xúc vui buồn lẫn lộn

Công việc nào cũng sẽ mang lại cho người làm công việc đó những cảm xúc khác nhau và nghề đầu bếp cũng vậy. Người làm nghề đầu bếp luôn gặp phải nhiều khó khăn và chịu nhiều áp lực để tạo ra những món ăn ngon mắt ngon miệng với mục đích đáp ứng nhu cầu của thực khách.

Nếu nỗ lực nhận lại được những lời ngợi khen từ thực khách thì niềm vui người đầu bếp nhận được là khó lòng diễn tả. Thế nhưng, đâu chỉ có sự khen ngợi, đôi lúc đầu bếp còn gặp những thực khách khó tính và phải nhận những nhận xét không hay.

Bạn thử nghĩ xem, nếu nỗ lực của mình chỉ nhận được sự không hài lòng của khách hàng thì tâm trang sẽ như thế nào? Chắc chắn là không thể vui nổi nếu không nói là rất buồn lòng. Chưa kể là đây không phải là chuyện hiếm gì với người đầu bếp. Bởi vậy, những người làm nghề đầu bếp thường rất có bản lĩnh trong việc cân bằng tâm trạng.

cam xuc vui buon lan lon

Thường xuyên làm những công việc tẻ nhạt

Khi mới bắt đầu làm việc tại các nhà hàng – khách sạn, việc đầu tiên bạn được làm là cách cầm dao, rửa rau cho đúng quy định,…chứ không phải là được bắt tay vào nấu nướng ngay. Thế nên, công việc khi mới bắt đầu của một đầu bếp khá là tẻ nhạt. Nếu không có quyết tâm và nghị lực, bạn sẽ rơi vào tình trạng chán nản, sau đó bỏ ngang công việc giữa chừng.

Chưa hết đâu, có những người khi mới bắt đầu vào nghề đầu bếp còn được giao cho những công việc không mấy liên quan gì đến nấu ăn như làm chân chạy vặt, rửa bát hay dọn dẹp vệ sinh,…Do đó, ngay cả cơ hội được vận dụng và thể hiện kỹ năng nấu nướng cũng không có.

Tất cả những công việc này khiến bạn tốn khá nhiều thời gian và bào mòn dần ý chí của bạn, dẫn đến việc từ bỏ. Thế nên, bạn phải quyết tâm gấp nhiều lần khi mới bắt đầu làm nghề đầu bếp.

noi kho dau bep

Phải lắng nghe những lời lẽ không hay

Nhìn bên ngoài, nghề đầu bếp khá đơn giản và có nhiều cơ hội để phát triển nhưng thực tế khó khăn hơn bạn tưởng. Trong căn bếp, người đầu bếp phải đối mặt với nhiều áp lực, từ thời gian phục vụ thực khách cho đến sức nóng tỏa ra từ các bếp nấu,…

Các bước nấu ăn đều phải được xử lý thật nhanh chóng nhưng phải đảm bảo hình thức và chất lượng. Nếu không nhanh tay, hoặc nhanh tay nhưng không hoàn thành tốt việc được giao hay mắc phải sai lầm, đầu bếp cũng sẽ nhận được những lời lẽ không hay từ đồng nghiệp và từ người quản lý.

Chuyện này xảy ra liên tục và thường xuyên nếu bạn không tự nâng cao tay nghề của bản thân. Nếu không có khả năng chịu đựng và cố gắng thay đổi bản thân tốt hơn, bạn dễ dàng cảm thấy tủi thân rồi từ bỏ công việc. Lúc này, bạn sẽ lại quay về vạch xuất phát.

Nếu bạn thật sự yêu thích nấu ăn và mong muốn lớn nhất là trở thành đầu bếp giỏi thì nên hiểu hết những nỗi khổ của nghề đầu bếp trên đây. Mong rằng, bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề đầu bếp và định vị được bản thân trước khi dấn thân vào nghề đầu bếp.

Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của nghề đầu bếp

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *