Ưu điểm và nhược điểm của nghề đầu bếp

uu diem và nhuoc diem cua nghe dau bep

Nghề đầu bếp hiện đang rất hot. Nó mang lại nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Thế nhưng, mặt trái của nghề bếp cũng nhiều và chỉ người làm nghề mới hiểu. Sau đây là những ưu điểm và nhược điểm của nghề đầu bếp bạn nên hiểu rõ trước khi bắt đầu với nghề đặc thù này.

1. Ưu điểm của nghề đầu bếp (điểm mạnh của nghề bếp)

Nghề đầu bếp không lo thất nghiệp

Nhu cầu ăn uống giờ đây không chỉ dừng lại ở mức “ăn no” mà còn phải “ăn ngon” nên hàng loạt các quán ăn, nhà hàng phục vụ ăn uống đã ra đời. Chính sự phát triển không ngừng của các quán ăn, nhà hàng đã gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động ngành bếp, đặc biệt là các đầu bếp có chuyên môn và tay nghề cao.

Chưa kể là sự phát triển của du lịch cũng khiến cho thị trường lao động ngành bếp ngày càng sôi động, dẫn đến tình trạng khát nhân lực ngành bếp. Thống kê từ các trang việc làm cho thấy, có hơn 90% đầu bếp học xong là có việc làm ngay.

Môi trường làm việc của nghề đầu bếp rộng mở

Với nghề đầu bếp, bạn có thể làm việc ở trong nhiều môi trường khác nhau. Đó có thể là quán ăn, nhà hàng – khách sạn, các tàu du lịch hoặc bếp ăn của bệnh viện hay công ty,…Thế nên, người làm nghề đầu bếp dễ dàng lựa chọn môi trường làm việc phù hợp với năng lực và mong muốn của bản thân.

Mặt khác, nghề đầu bếp còn mang đến những cơ hội khởi nghiệp kinh doanh tuyệt vời. Người đầu bếp hoàn toàn có thể tự mở và làm chủ quán ăn hoặc nhà hàng của họ. Minh chứng là rất nhiều đầu bếp đã thành công với việc kinh doanh quán ăn, nhà hàng.

uu diem cua nghe dau bep

Nghề đầu bếp có thu nhập đáng mơ ước

Làm nghề đầu bếp vất vả, áp lực công việc lại lớn. Thế nên, mức thu nhập của đầu bếp khá cao. Nếu là đầu bếp giỏi, bạn sẽ được các nhà hàng – khách sạn cao cấp săn đón với mức lương thưởng hàng nghìn đô một tháng. Con số này rất cao nếu so với nhiều ngành nghề khác và cũng là con số trong mơ với nhiều người.

Chưa kể, nếu có cơ hội làm việc ở nước ngoài thì con số này phải cao gấp 5 – 10 lần. Đây cũng chính là ưu điểm lớn nhất của nghề đầu bếp. Do vậy, nếu bạn yêu thích nấu nướng và đang theo đuổi nghề đầu bếp, hãy quyết tâm và nỗ lực hơn nữa để sớm có được mức thu nhập trong mơ.

Xem thêm: Nghề đầu bếp có tương lai không?

Nghề đầu bếp có nhiều cơ hội thăng tiến

Khởi điểm của nghề đầu bếp thường là vị trí phụ bếp. Thế nhưng, nếu bạn không ngừng học hỏi và rèn luyện thì việc lên những vì trí cao hơn trong bếp không quá khó khăn. Nếu mục tiêu của bạn là vị trí bếp trưởng, hãy làm nghề bằng thái độ cầu tiến và sự tận tâm ngay từ bây giờ.

Mặt khác, nghề đầu bếp mang lại rất nhiều cơ hội tham gia các khóa học, các chương trình giảng dạy và đào tạo để nâng cao kiến thức cùng kỹ năng tại nhiều nước trên thế giới. Từ đây, cơ hội nghề nghiệp và tương lai của bạn cũng rộng mở hơn.

uu diem cua nghe dau bep

2. Nhược điểm của nghề đầu bếp (mặt trái của nghề bếp)

Thiếu ngủ là chuyện thường xuyên

Nghề đầu bếp có cơ hội làm việc rộng mở, lương thưởng hấp dẫn nhưng lại khá vất vả. Làm nghề đầu bếp, bạn phải thức khuya dậy sớm. Đầu bếp là người đi làm đầu tiên nhưng lại là một trong những người cuối cùng ra về. Bởi đầu bếp phải đảm bảo mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến dụng cụ bếp luôn sẵn sàng.

Thời gian làm việc trung bình của đầu bếp là từ 13 – 14 giờ/ngày, đôi khi còn phải làm ca đêm và thường làm việc cả vào cuối tuần cũng như ngày lễ. Thế nên, thiếu ngủ là chuyện thường xuyên với đầu bếp.

Với những người mới bắt đầu với nghề đầu bếp, chưa quen với guồng quay công việc thì sẽ đối mặt với những cơn mệt mỏi và thiếu ngủ liên miên. Họ gần như chẳng có thời gian vui chơi, giải trí, tụ tập với bạn bè hay dành thời gian cho gia đình. Nếu bạn bè người thân hiểu cho tính chất công việc thì không sao, không hiểu thì các mối quan hệ của bạn sẽ mất hết. Liệu bạn có cân bằng được giữa công việc và tình cảm nếu gặp phải vấn đề này không?

Cảm xúc lên xuống thất thường

Làm nghề đầu bếp, bạn còn phải thường xuyên đối mặt với cảm xúc lên xuống thất thường. Bạn có thể rất vui vì sáng tạo ra được những món ăn mới và nhận được những lời ngợi khen từ khách hàng. Thế nhưng, đôi lúc cũng phải lắng nghe những lời phàn nàn và những nhận xét khó nghe từ khách hàng.

Chính vì vậy nên đầu bếp luôn có cảm giác buồn vui lẫn lộn, có những lúc như từ thiên đường rớt xuống địa ngục. Nghề đầu bếp là vậy đó, nếu bạn quyết tâm theo nghề thì phải vững tâm hơn nữa vì lúc nào sau cơn mưa trời cũng trong xanh hơn mà.

nhuoc diem cua nghe dau bep

Thường phải nghe những lời lẽ không hay

Làm việc trong không gian nóng bức đầy mùi dầu mỡ, order cứ tới tấp, quản lý thì thúc giục không ngừng,…tất cả những áp lực ấy khiến các đầu bếp dễ mắc lỗi. Bạn biết đó, khi đã mắc lỗi thì sẽ bị khiển trách và sẽ phải nghe những lời không hay từ cấp cao hơn.

Quan trọng là chuyện này sẽ diễn ra thường xuyên nên nghề đầu bếp không dành cho những người tâm lý mỏng manh. Hãy vững vàng trước mọi lời khiển trách và hãy nỗ lực hết mình để rèn luyện bản thân nếu bạn muốn theo đuổi nghề đầu bếp lâu dài.

Trên đây là ưu điểm và nhược điểm của nghề đầu bếp. Bạn cần phải tập làm quen và thích ứng dần với những khó khăn nếu chọn nghề đầu bếp để theo đuổi.

Xem thêm: Nỗi khổ nghề đầu bếp mà không phải ai cũng biết

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *